Ở xã Axan, huyện Tây Giang, đồng bào Cơtu nơi đây vừa tổ chức xong lễ hội đâm trâu, mừng thu hoạch lúa mới, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc thêm phong phú và đậm đà. Như vậy, văn hóa trống chiêng, điệu múa tân tung, da dá, hát lý, nói lý,... được phô diễn, quy tụ đông đảo bà con đến lại gần nhau hơn, đoàn kết chặt chẽ vững bền hơn.../.
Đối với dân tộc Cơtu, đâm trâu là một tập tục có từ lâu đời, được tổ chức trong các sự kiện mừng lúa mới, cúng đất làng, kết nghĩa anh em, cưới hỏi,... Mỗi lần tổ chức, lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài địa phương đến xem.
Không chỉ xem đâm trâu, thưởng thức trống chiêng mà còn chiêm ngưỡng những chàng trai, cô gái cường tráng, uyển chuyển theo điệu trống nhịp nhàng múa tròn cây nêu cột trâu
Trước khi vào lễ chính, các cô gái thường tranh thủ giúp nhau chỉnh trang phần trang phục để bước vào điệu múa da dá cho uyển chuyển, nhịp nhàng
Những người có vai trò lãnh đạo trong thôn thường đứng ra tổ chức lễ cúng ngay tại cột cây nêu. Già làng thường là người đứng ra cúng, xin thần linh ủng hộ tổ chức đâm trâu an lành, cầu mong con trâu phù hộ mùa màng tốt tươi
Để lễ hội đâm trâu được tổ chức an toàn, các chàng trai phải kiểm tra lại cột nêu, dây cột trâu, cột chặt lại cho đảm bảo chắc chắn
Trong tiếng trống rộn ràng, già làng là người đâm trâu trước tiên, thể hiện sự tôn kính với con trâu, sau đó mới đến lượt các chàng thanh niên khỏe khoắn trong làng
Sau khi con trâu được đâm chết, người Cơtu quan niệm rằng, đầu trâu phải quay về mái gươl làng, nếu không thì điều xấu sẽ đến với làng. Bởi thế, mỗi khi trâu chết không quay đầu về mái gươl, thanh niên làng phải xoay con trâu lại để đầu hướng về gươl
Mỗi mùa lễ hội, lẩm thực Cơtu được các gia đình chung tay làm ra đều được chiêu đãi khách thập phương thỏa thích
Khi con trâu đã về với Giàng là lúc chị em phụ nữ được thảnh thơi nghỉ ngơi, vui đùa
Lễ hội thu hút cả hai mẹ con chị Alăng Thị Tiêm đến xem điệu múa tân tung, da dá của đồng bào mình.